Một số bệnh thường gặp ở cá Koi và cách điều trị – Bệnh nấm mang cá Koi

Ngày đăng: 25 Tháng Ba, 2020 | 508 views | Người đăng : admin

Nấm mang là một bênh nguy hiểm trên cá và có nguy cơ gây chết cá hàng loạt. Do đó người chăm cá nếu phát hiện biểu hiện của bệnh để nhanh đưa biện pháp và trị giảm thiệt hại cho bầy cá.

1. Nguyên nhân gây bệnh nấm mang

– Nấm mang do một số loại nấm gây hại họ Branchiomyces gây nên. Ao, hồ nước đọng, có nhiều chất hữu cơ, tảo phát triển đày đặc, thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.

– Cá nuôi trong khu vực châu Á thường gặp 2 loài nấm gây bệnh là: B. sanguinis Plehn, 1921 và B. demigrans Wundseh, 1930.

Bệnh nấm mang trên cá koi

B. sanguinis: Sợi nấm thô 20 – 25 µm, ít phân nhanh khi ăn sâu vào các mô huyết quản, bào tử tương đối lớn 8 µm, loài này thường ký sinh ở cá trắm cỏ.

B. demigrans: Sợi nấm mảnh 6,6 – 21,6 µm phân nhánh nhiều, các nhánh men theo các mao huyết quản của tơ mang phát triển khắp tơ mang, bào tử tương đối nhỏ 6,6 µm; loài này thường ký sinh ở cá trắm đen, cá mè, cá trôi.

Bệnh nấm mang thường gặp ở cá giống, cá thịt, của các loài cá nước ngọt như trắm cỏ, trắm đen, mè hoa, trôi, diếc, mè trắng, cá Koi nuôi cảnh…

Bệnh xuất hiện ở những ao nước bẩn, nhất là những ao có hàm lượng chất hữu cơ cao, đặc biệt hay phát triển trong các ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm thủy cầm và dùng phân để tạo màu nước.

Bệnh phát triển vào mùa mưa, thời tiết có nhiệt độ cao, nước ao hồ có nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của nhiều mầm bệnh.

2. Dấu hiệu bệnh nấm mang trên cá

Cá bị bệnh nấm mang có các tơ mang sưng to, tiết dịch dính bết chúng lại với nhau. Hoạt động của mang bị cản trở, hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy, bỏ ăn. Khi bệnh nặng, các khuẩn ty và bào tử nấm theo mạch máu, di chuyển đến tim và một số bộ phận khác. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, bệnh lý phát triển rất nhanh, làm cá giống có thể chết hàng loạt.

3. Triệu chứng bệnh nấm mang

– Bệnh nấm mang qua hai con đường: Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.

– Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu ao dơ bẩn, tỷ lệ chết có thể lên đến 50%.

4. Phòng bệnh nấm mang ở cá

– Ðối với các ao thường xảy ra bệnh nấm mang, sau khi thu hoạch phải tháo cạn nước, dùng vôi diệt trùng ao (7 – 10 kg/100 m2 ao) và phơi đáy ao khoảng một tuần trước khi cho nước mới vào.

– Bổ sung các loại thuốc, khoáng, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cá.

– Cứ khoảng 2 tuần nên dùng một đợt thuốc kháng sinh như: KANA- Ampicol, Coli-Neoflum, Kaneoquine-ADE, Coli-Fac, Bioflum, F-2,Bio-flox, Enro-Colistin, Enro-Ampitrim trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày.

5. Trị bệnh nấm mang trên cá

– Cần bón thêm vôi nung (Ca(OH)2) để nâng pH của nước ao lên 8,5-9. Khi bón vôi cần lưu ý: Không được để pH nước ao vượt quá 9, thông thường, giá trị pH= 8,5-9 sẽ đạt được khi ta bón vôi nung vào ao với liều 2 kg/100 m2.

– Cho cá ăn vừa phải để tránh làm bẩn ao.

– Hòa tan Sulfat đồng (CuSO4) vào nước rồi tạt đều khắp ao với liều 0,5 – 0,7 ppm (tương đương 0,5 – 0,7 g/m3 nước), với phương pháp điều trị trên, thường sau một tuần cá sẽ khỏi bệnh.

– Để đạt được một lợi nhuận cao nhất và tránh các bệnh về nấm trên các đối tượng thủy sản thì người dân trước mỗi vụ nuôi phải xử lý ao hồ chặt chẽ; trong quá trình nuôi phải giữ gìn vệ sinh ao, thường xuyên vệ sinh đáy ao, tránh nguồn nước trong ao bị bẩn, tránh hàm lượng chất hữu cơ trong ao quá cao, cá thả nuôi mật độ vừa phải, giảm thiểu stress cho cá.

– Bệnh nấm mang là một bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt ở cá giống và gây tổn thương ở cá thịt. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị hữu hiệu, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Do đó, cần sớm nghiên cứu tìm ra phương pháp chữa trị bệnh kịp thời để giảm thiểu tổn thất trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Cùng đó, phải có một biện pháp phòng trị hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa tác hại của bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

——————————————

Khách hàng có thắc mắc xin vui lòng liên hệ tư vấn :

CẢNH QUAN BABYLON
Mr.Tuấn :094 2002 686 ( có Zalo )
Địa chỉ: G105a. Vinaconex II Phùng khoang. Hà Nội
Email: nguyentuan.dst@gmail.com

Bài viết liên quan

Zalo: 094 2002 686